BRANDING LÀ GÌ?
Tầm quan trọng của branding và các yếu tố quan trọng không thể thiếu của một thương hiệu?
Chúng ta cùng giải quyết lần lượt các câu hỏi trên và giúp bạn có một khái niệm cơ bản nhất về những giá trị cốt lõi thương hiệu có thể đem lại cho khách hàng.
Trong một thế giới bão hòa với quá nhiều lựa chọn và quá ít thời gian để cân nhắc, cuộc chiến để dành lại sự thu hút của khách hàng trở nên vô cùng khốc liệt. Hầu hết các sản phẩm trong cùng 1 ngành, 1 lĩnh vực đều mang những đặc điểm và chất lượng tương đương nhau. Bởi lẽ đó, việc thuyết phục khách hàng, dùng thử, mua thử và mua nhiều lần tiếp theo không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Song, có khá nhiều các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã có thể tạo ra một lượng khách hàng trung thành lớn chỉ nhờ có branding.
☘️ Vậy branding là gì? Và tại sao nó lại quan trọng?
Branding là thuật ngữ đã xuất hiện vào năm 350 sau công nguyên, bắt nguồn từ một từ cổ trong tiếng Na-uy “Brandr – bùng cháy”. Vào những năm 1500 đổ đi, brand đã trở thành một dấu hiệu được khắc trên các loại gia súc của người nông dân, coi như một phương pháp để đánh dấu sở hữu.
Thế nhưng, branding ngày nay không chỉ dừng lại ở việc thiết kế một logo nhìn trông đẹp đẽ và hay ho. Mà đó là một thương hiệu sống trong tâm trí khách hàng.
Ví dụ một hình mẫu thương hiệu tuyệt vời chính là Apple – brand được coi là thành công nhất trên thế giới.
“Mọi người nói rằng Apple là một công ty về công nghệ, nhưng không phải, Apple là công ty về Marketing”. John Sculley, cựu CEO của Apple đã phát biểu trước tờ báo The Guardian vào năm 1997. “Nó chính là một công ty Marketing của thế kỉ.” Không một ai có thể hiểu rõ câu nói này hơn Steve Jobs, người đã đem Apple quay trở lại trên bờ vực lao dốc trong những năm 90.
Steve Jobs thấu hiểu rằng để có một chiến lược thương hiệu tốt, bạn phải đảm bảo được 3 yếu tố: Sự gắn kết, tính nhất quán và rõ ràng. Từ 3 điều này, thương hiệu mới có thể tạo một sợi dây liên kết đủ mạnh mẽ với khách hàng của mình.
Mặc dù nghe thì có vẻ như là một điều viễn tưởng và không khả thi, nhưng câu chuyện về branding phải luôn được các doanh nghiệp kiểm soát một cách chặt chẽ. Như theo lời của chính Steve Jobs: “The chance to make a memory is the essence of brand marketing.” (Tạm dịnh: bản chất của brand marketing – tiếp thị thương hiệu chính là tạo ra những cơ hội để ghi nhớ).
☘️ Tại sao lại cần Branding?
Brand hoặc “bị brand” — nếu như bạn không chủ động trong công việc định vị thương hiệu, thị trường và người dùng sẽ làm điều đó thay bạn. Và tất nhiên nó có thể tích cực hoặc tiêu cực. Dưới đây sẽ là một vài lý do bạn cần phải làm branding:
1/ Branding giúp bạn trở nên khác biệt so với đối thủ
Nếu như bạn đang làm việc trong lĩnh vực thiết kế, muốn tìm hiểu và mua các sản phẩm laptop mới, liệu bạn có lập tức nghĩ ngay tới các dòng máy của Apple? Là một thương hiệu, Apple đã dành phần lớn thời gian và tiền bạc để tạo ra một hình ảnh cho các sản phẩm của giao diện tuyệt vời cùng những tính năng vượt trội. Nhiều người lựa chọn Macbook cho mục đích thiết kế bởi lẽ trong nhận thức của họ, không có những đối thủ thực sự nổi trội với các sản phẩm thay thế tương xứng trong thị trường ngách này.
Tại sao? Chiến dịch ‘I’m a Mac’ của Apple đã thực sự thuyết phục khách hàng rằng họ là lựa chọn tốt nhất khi nhắc tới các sản phẩm laptop cá nhân. Một minh chứng rõ rệt cho việc khi khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau, branding sẽ giúp họ đưa ra các quyết định phù hợp nhất.
2/ Branding giúp tăng giá trị của những lợi ích bạn đem lại
Có một vài lý do khiến cho khách hàng sẵn sàng trả thêm tiền để được sử dụng sản phẩm của Apple so với đối thủ. Chiến dịch 1984 của Apple không chỉ mở đường cho một kỷ nguyên quảng cáo sáng tạo tại Super Bowl, mà còn cho phép chính Apple định giá sản phẩm máy tính của họ cao hơn so với đối thủ.
Từ đó trở đi, mọi chiến dịch của Apple đều tập trung truyền tại thông điệp giống nhau – Apple là biểu tượng của tầm nhìn và tương lai khi so sánh với các sản phẩm “ngốc nghếch” của đối thủ.
3/ Branding tạo ra sự liên kết giữa khách hàng và thương hiệu
Nghệ thuật truyền thông giúp bạn tương tác tốt với khách hàng, tạo ra những tầng cảm xúc nhất định. Chiến dịch quảng cáo của Apple sử dụng người nổi tiếng đã góp phần tạo nên hình ảnh về một thương hiệu sang trọng và cao cấp, là ước mơ của những người chưa đủ tiền chi trả, và cả là đôi chút thể hiện cho “status” của người dùng Apple.
4/ Branding giúp xây dựng được khách hàng trung thành
Thương hiệu Apple duy trì được sự nhất quán trong mọi điểm chạm thương hiệu, từ hệ thống chăm sóc khách hàng đến việc trung thực trong mọi thông điệp truyền thông. Và điều khiến Apple có thể xây dựng được những khách hàng trung thành là việc tạo ra sự cần thiết cho các sản phẩm của Apple.
iPhone chưa bao giờ là một sản phẩm mang tính cách mạng trong ngành smartphone, nhưng bằng việc tạo ra môi trường tích hợp toàn bộ các sản phẩm Apple đã tạo ra hệ sinh thái hoàn hảo và tiện lợi cho khách hàng, khiến họ chẳng còn lựa chọn nào khác.
☘️ Các yếu tố quan trọng trong branding?
Yếu tố quan trọng đầu tiên trong branding chính là “mission và vision” của thương hiệu. Hãy coi nhiệm vụ của thương hiệu chính là “bộ não”, còn tầm nhìn của thương hiệu là “trái tim”. Bộ não sẽ giúp bạn quản lý, xác định mục đích của doanh nghiệp. Còn trái tim sẽ giúp thương hiệu truyền cảm hứng và tạo động lực cho những mục tiêu xa trong tương lại.
Tiếp theo là một quyển cẩm nang thương hiệu – tài liệu quan trọng để thể hiện mục tiêu kinh doanh, sự khác biệt với đối thủ, lợi ích và giá trị đem lại cho khách hàng, và các ý tưởng thực hiện cho các chiến dịch marketing trong tương lai.
☘️ Branding tốt đồng nghĩa với Marketing tốt
Sản phẩm nào cũng có một vòng đời giới hạn, nhưng thương hiệu – nếu được quản trị đủ tốt – có thể tồn tại mãi mãi. Và một khi bạn đã xác định được rõ ràng thương hiệu của mình là gì? Doanh nghiệp sẽ có thể lựa chọn một hướng đi đúng đắn hơn.
Để có thể quảng bá sản phẩm của mình tại thị trường mục tiêu, không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phân tích thị trường trước chi quyết định ngân sách marketing. Chiến lược của doanh nghiệp nên tập trung vào hình thức marketing truyền thống như radio và billboard, hay khách hàng tiếm năng của bạn lại nằm trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram và Youtube?
Marketing có thể được mix lại trong nhiều các trường hợp, nhưng cũng nên cân nhắc về khả năng thực thi và nguồn lực nội tại của doanh nghiệp trước khi chọn lựa các kênh truyền thông.
Ví dụ như Apple, họ không dành bất cứ chi phí nào cho quảng cáo trả phí, mà thay vào đó tập trung chủ yếu vào việc quảng cáo sản phẩm trên TV, phim ảnh hoặc các chương trình truyền hình.