Sự khác biệt giữa thực tế ảo VR và thực tế tăng cường AR

by: Admin | 19-07-2019

Thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) là hai khái niệm được nhắc rất nhiều trong khoảng hai năm trở lại đây. Mặc dù nó đã bắt đầu phổ biến và ra đời khá lâu tuy nhiên đối với nhiều người nó vẫn còn khá mơ mồ. Bài sau viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc công nghệ AR và VR là gì, so sánh điểm giống và khác nhau của chúng. Ngoài ra còn tìm hiểu 2 công nghệ AR và VR được áp dụng trong đời sống như thế nào.

Thực tế ảo (VR) là gì?

VR (Virtual Reality) hay được gọi là Thực tế ảo, công nghệ này sẽ đưa bạn vào một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra. Nó chuyển bạn từ môi trường với những đồ vật có thật ở xung quanh sang một môi trường ảo, nơi mà bạn thực sự trở thành một phần của nó và tương tác với nó theo những cách khác nhau. Bên cạnh việc tạo ra cho người dùng các trải nghiệm về hình ảnh ảo, công nghệ VR còn tương tác với người qua những giác quan khác như thính giác, khứu giác và xúc giác.

vr

Công nghệ thực tế ảo đã có từ những năm 1990. Lúc đó, người người nhà nhà trên khắp thế giới nói về việc làm ra những sản phẩm VR lớn nhưng hầu hết đều thất bại vì nhiều lý do: sức xử lý của máy tính chưa đủ mạnh, cộng đồng chưa nhiều, chi phí đắt đỏ, trải nghiệm chưa tốt (đây là lý do lớn nhất).

Đặc tính của thực tế ảo đó là sự hòa nhập (immersive). Thuật ngữ này mô tả cảm giác của bạn khi được đưa vào thế giới VR: bạn cảm thấy thế giới đó có thật không, bạn có thấy được hết những đối tượng trong đó hay không, bạn có cảm thấy như mình đang sống trong một không gian hoàn toàn mới hay không. Sự hòa nhập này một phần đến từ việc kính thực tế ảo sẽ bao phủ hết tầm nhìn của mắt nên bạn sẽ không thấy gì ngoài đời thật cả.

Thực tế tăng cường (AR) là gì?

Công nghệ thực tế tăng cường AR là công nghệ được phát triển từ công nghệ VR (Virtual Reality) vừa đề cập. Thực tế tăng cường (AR) là những hình ảnh thực tế trước mắt bạn được “tăng cường” hoặc bổ sung thêm các thông tin ảo. Nó giúp cho những hình ảnh thực tế trước mắt bạn trở nên phong phú hơn với các hình ảnh ảo. Như vậy nếu như VR là một thế giới hoàn toàn ảo do máy tính tạo ra thì AR lại là thế giới thực ở trước mắt được tăng cường thêm các hình ảnh hoặc thông tin ảo.

ar

Giống như công nghệ thực tế ảo (VR) có kính VR thì công nghệ AR cũng vậy. Để trải nghiệm được công nghệ này bạn sẽ cần dùng đến loại kính thông minh chuyên dụng hỗ trợ. Loại kính AR thông dụng nhất là Hololens của hãng Microsoft. Hololens cho phép đặt trực tiếp các hình ảnh ảo lên không gian và tương tác trực tiếp với chúng. Hololens được trang bị cảm biến để nhận dạng cử chỉ ngón tay, từ đó tạo ra các hình ảnh mà người dùng có thể quan sát.

Ví dụ thực tế: Game Pokemon Go, mặc dù đây là game trên smartphone nhưng tọa độ của bạn trong game lại chính là tọa độ của bạn ngoài đời, bản đồ trong game chính là bản đồ thành phố bạn đang ở, và những trạm PokeStop mà bạn dừng lại để lấy vật phẩm là những địa danh nào đó có thật ngay trong chính thành phố của bạn. Sự kết hợp giữa thật và ảo như thế chính là AR.

So sánh khác nhau của AR và VR

Sự nhau có thể thấy được đó là thiết bị đi kèm. Với VR cần phải có một chiếc kính thực tế ảo đi kèm, và bạn hoàn toàn phụ thuộc vào chiếc kính. Còn với AR bạn không phụ thuộc vào thiết bị nhiều như việc bạn chơi game Pokemon Go chỉ cần có điện thoại là đã có thể chơi được.

Ngoài ra công nghệ AR dễ dàng áp dụng vào thực tế hơn trong khi công nghệ VR thường được áp dụng vào giải trí, trải nghiệm, video 360 độ.

Nếu nói về sự phổ biến AR và VR cái nào hơn, có thể thấy công nghệ AR đang phổ biến hơn so với VR, nhất là sau đợt Pokemon Go. AR có thể xài ngay chiếc điện thoại của bạn để chạy, vì hiện tại hầu hết điện thoại đều đã có camera cũng như các cảm biến đủ mạnh để nhận biết về thế giới bên ngoài của bạn. Trong khi đó, VR đòi hỏi phải có phần cứng mạnh mẽ mới cho một trải nghiệm thức sự, mà những thứ này không hề rẻ chút nào.

 gia tăng giá trị thương hiệu
Hãy để chúng tôi giúp bạn
gia tăng giá trị thương hiệu!
Liên hệ ngay
Tin tức liên quan